Honda Accord 2020: Cảm hứng cho thanh niên thành đạt
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán tím lịm trước ngày bị hủy niêm yết
Chiều 12.1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi gắp thành công dị vật là chiếc răng giả trong thực quản của bệnh nhân N.V.T (51 tuổi, ở xã Bình Nam, H.Thăng Bình, Quảng Nam).Hiện sức khỏe bệnh nhân T. đã ổn định, đang được điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng.Trước đó, vào lúc 13 giờ 5 phút cùng ngày, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân N.V.T được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở, không ăn uống được.Người nhà cho biết trong lúc ăn, ông T. vô tình nuốt luôn răng giả.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, các bác sĩ nhận định có dị vật đoạn C3-C5 dài 5 cm, ngang 3 cm, có móc thép.Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Tại đây, bác sĩ Tiên cùng ê kíp đã phẫu thuật nội soi ống cứng, lấy thành công dị vật (chiếc răng giả kích thước 3x5 cm) ra ngoài. Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút.Do cấu tạo của răng giả có nhiều mấu nên bám chặt vào thực quản, khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn so với các dị vật thông thường khác.Sau khi được can thiệp, bệnh nhân T. đã ăn uống bình thường, không còn tình trạng nuốt đau.Bác sĩ Tiên khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi ăn uống để tránh trường hợp hóc dị vật gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp nếu không may nuốt các dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian như uống nước, nuốt cơm hoặc cố móc họng để dị vật trôi xuống dưới sẽ gây ra khó khăn hơn trong việc điều trị.Cũng theo bác sĩ Tiên, thời gian qua, Khoa Tai Mũi Họng đã kịp thời phẫu thuật, cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị hóc dị vật được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Doanh nhân Nguyễn Thị Triều trở thành Á hậu 2 Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2024
Đến nay, chương trình đã thực hiện hơn 355.000 lượt tập huấn về canh tác cà phê bền vững cho các hộ nông dân, mỗi năm hỗ trợ cây giống cho trên 10.000 hộ nông dân trong giai đoạn 2011 - 2023; phân phối hơn 74 triệu cây giống có năng suất cao, có khả năng kháng sâu bệnh, kháng hạn giúp tái canh các diện tích cà phê già cỗi. Canh tác cà phê theo hướng nông nghiệp tái sinh, chương trình giúp người nông dân tiết kiệm đến 40% nước tưới, giảm 20% phân hóa học và thuốc trừ sâu, tăng 30-100% thu nhập.
chúng ta là ai xanh được bao lâu
Khai thác cát trái phép còn chống trả công an
Cụ thể, cơ quan CSĐT bắt tạm giam bị can Nguyễn Tú Anh (37 tuổi), Phạm Thị Kim Hoa (31 tuổi), Nguyễn Hoàng An (32 tuổi, cùng ở TP.HCM) để điều tra về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Riêng bị can Đặng Hữu Thiên Hưng (30 tuổi, ngụ TP.Thuận An, Bình Dương) bị khởi tố về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.Theo điều tra, Đặng Hữu Thiên Hưng là nhân viên phòng dịch vụ phát triển đối tác của một doanh nghiệp ở TP.HCM. Trong quá trình làm việc, Hưng sử dụng tài khoản mạng xã hội để tìm mua thông tin khách hàng với giá từ 100 - 300 đồng/thông tin, bán lại cho Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An.Sau đó, các bị can Tú Anh, Kim Hoa và Hoàng An tiếp tục bán lại dữ liệu thông tin cá nhân cho nhiều người khác để tư vấn, lôi kéo khách hàng mua hàng, phục vụ chỉ tiêu công việc; thu lợi bất chính hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.Riêng Phạm Thị Kim Hoa ngoài việc mua bán thông tin, còn trực tiếp sử dụng dữ liệu thông tin mua được, giả danh nhân viên ngân hàng để gọi điện lừa đảo bằng hình thức tư vấn vay vốn, thu lợi trên 400 triệu đồng của nhiều người.Sau khi các đối tượng bị bắt giữ, công an khám xét nơi ở thu giữ nhiều tài liệu, tang vật, chứng cứ liên quan, đồng thời mở rộng điều tra làm rõ vụ án.